Cúng giỗ và thờ phụng tổ
tiên
Ý nghĩa
Thờ Phụng Tổ Tiên
Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt Nam. Trong quảng đại quần chúng xưa và nay, người ta thường nói "đạo thờ ông bà" là tín ngưỡng sâu sắc, nhưng không là một tôn giáo, "đạo" nói ở đây phải hiểu là đường lối.
Thờ ông bà là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống được thể hiện trong môi trường gia tộc, không có tính cách thần thánh hóa, nhất là không có tu sở như là chùa hay nhà thờ và cũng không cần có người giảng thuyết làm gạch nối liền giữa đạo và đời. Thờ ông bà xuất phát từ tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người chết, thế hệ trước. Thờ thì phải có lễ và cúng bái, hành động biểu tỏ lòng tôn kính và nhớ thương. Dân tộc Việt Nam chủ trương thờ ông bà là vì đã từ lâu hiểu rằng "cây có cội, nước có nguồn", ai ai cũng tưởng nhớ đến nguồn gốc sinh thành ra mình.
Tinh thần "uống nước nhớ nguồn" là một trong những bài học đầu tiên về "học làm người", mở đầu cho những bài giáo khoa luân lý và công dân giáo dục, được các học trò nhỏ đọc ra rả ở lớp vỡ lòng dưới các mái trường xưa:
"Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha mẹ rồi sau có mình."
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của bố mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình. Lúc ông bà, cha me còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo các lời dạy bảo của các người, cũng như thờ các tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên nghĩa là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ tết. Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo của mình đều có thờ phụng tổ tiên, kể cả những người theo Thiên Chúa giáo. Thực ra thờ phụng tổ tiên không phải là một tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo ông bà được. Là một đạo phải có giáo chủ, giáo điều và việc hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ phụng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà cụ kỵ đã khuất.
Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, thì con người phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ phụng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà đã là những người sinh dưỡng cha mẹ và cha mẹ đã là những người sinh dưỡng mình. Những người theo Thiên Chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ phụng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất và việc không có bàn thờ tổ tiên là việc chuyển đổi bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa, vậy nghĩa là vẫn có sự thờ phụng tổ tiên thông qua bàn thờ của Chúa.
Qua việc thờ phụng tổ tiên tại Việt Nam, người khuất và người sống luôn luôn có một sự liên hệ mật thiết. Sự thờ cúng chính là sự gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ linh thiêng. Đối với người Việt Nam, chết không có nghĩa là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn còn lui tới với gia đình. Thể xác thì tiêu tan, nhưng linh hồn thì bất diệt.
Tục ta từ xưa thì tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc "sống" ở cõi âm như ở trên dương thế. Nói cách khác đi, người chết cũng cần ăn uống tiêu pha, có nhà ở như người sống. Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết, và việc thờ phụng tổ tiên không thể không có được. Cổ tục lại có tin rằng vong hồn của những người đã khuất thường luôn ngự bên bàn thờ để được gần con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết.
Sự tin tưởng vong hồn ông bà ngự bên bàn thờ có nhiều ảnh hưởng lên hoạt động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn trách những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc đó lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta lại sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình. Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói nhận định: "Đã nói tới tín ngưỡng dĩ nhiên có vấn đề tin và không tin." Đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là sự hiển nhiên, không có nghi vấn tin hay không tin.
Hiển nhiên, cho nên người ta vẫn cảm thông trong việc thờ cúng, mà luôn luôn tâm niệm: "Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn" (thờ lúc chết cũng như thờ lúc còn sống, thờ lúc đã khuất cũng như thờ lúc hãy còn.) Trên nhiều bàn thờ tổ tiên ta thường thấy bức tranh hai chữ "Như tại" (như có ở đây) là để nói lên cái nghĩa ấy.
Sinh hoạt xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm qua cũng rất chú trọng đến việc tế tự. Tại triều đình thì có tế Giao Miếu, tế Xã Tắc, các tỉnh có tế Thánh, mỗi làng có tế Thần, tư gia có cúng Tổ tiên... Riêng việc cúng Tổ tiên đã thành ra một tục lệ có tính cách dân tộc văn hóa và đi ra khỏi phạm vi tôn giáo.
Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt Nam. Trong quảng đại quần chúng xưa và nay, người ta thường nói "đạo thờ ông bà" là tín ngưỡng sâu sắc, nhưng không là một tôn giáo, "đạo" nói ở đây phải hiểu là đường lối.
Thờ ông bà là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống được thể hiện trong môi trường gia tộc, không có tính cách thần thánh hóa, nhất là không có tu sở như là chùa hay nhà thờ và cũng không cần có người giảng thuyết làm gạch nối liền giữa đạo và đời. Thờ ông bà xuất phát từ tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người chết, thế hệ trước. Thờ thì phải có lễ và cúng bái, hành động biểu tỏ lòng tôn kính và nhớ thương. Dân tộc Việt Nam chủ trương thờ ông bà là vì đã từ lâu hiểu rằng "cây có cội, nước có nguồn", ai ai cũng tưởng nhớ đến nguồn gốc sinh thành ra mình.
Tinh thần "uống nước nhớ nguồn" là một trong những bài học đầu tiên về "học làm người", mở đầu cho những bài giáo khoa luân lý và công dân giáo dục, được các học trò nhỏ đọc ra rả ở lớp vỡ lòng dưới các mái trường xưa:
"Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha mẹ rồi sau có mình."
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của bố mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình. Lúc ông bà, cha me còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo các lời dạy bảo của các người, cũng như thờ các tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên nghĩa là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ tết. Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo của mình đều có thờ phụng tổ tiên, kể cả những người theo Thiên Chúa giáo. Thực ra thờ phụng tổ tiên không phải là một tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo ông bà được. Là một đạo phải có giáo chủ, giáo điều và việc hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ phụng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà cụ kỵ đã khuất.
Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, thì con người phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ phụng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà đã là những người sinh dưỡng cha mẹ và cha mẹ đã là những người sinh dưỡng mình. Những người theo Thiên Chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ phụng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất và việc không có bàn thờ tổ tiên là việc chuyển đổi bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa, vậy nghĩa là vẫn có sự thờ phụng tổ tiên thông qua bàn thờ của Chúa.
Qua việc thờ phụng tổ tiên tại Việt Nam, người khuất và người sống luôn luôn có một sự liên hệ mật thiết. Sự thờ cúng chính là sự gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ linh thiêng. Đối với người Việt Nam, chết không có nghĩa là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn còn lui tới với gia đình. Thể xác thì tiêu tan, nhưng linh hồn thì bất diệt.
Tục ta từ xưa thì tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc "sống" ở cõi âm như ở trên dương thế. Nói cách khác đi, người chết cũng cần ăn uống tiêu pha, có nhà ở như người sống. Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết, và việc thờ phụng tổ tiên không thể không có được. Cổ tục lại có tin rằng vong hồn của những người đã khuất thường luôn ngự bên bàn thờ để được gần con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết.
Sự tin tưởng vong hồn ông bà ngự bên bàn thờ có nhiều ảnh hưởng lên hoạt động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn trách những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc đó lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta lại sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình. Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói nhận định: "Đã nói tới tín ngưỡng dĩ nhiên có vấn đề tin và không tin." Đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là sự hiển nhiên, không có nghi vấn tin hay không tin.
Hiển nhiên, cho nên người ta vẫn cảm thông trong việc thờ cúng, mà luôn luôn tâm niệm: "Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn" (thờ lúc chết cũng như thờ lúc còn sống, thờ lúc đã khuất cũng như thờ lúc hãy còn.) Trên nhiều bàn thờ tổ tiên ta thường thấy bức tranh hai chữ "Như tại" (như có ở đây) là để nói lên cái nghĩa ấy.
Sinh hoạt xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm qua cũng rất chú trọng đến việc tế tự. Tại triều đình thì có tế Giao Miếu, tế Xã Tắc, các tỉnh có tế Thánh, mỗi làng có tế Thần, tư gia có cúng Tổ tiên... Riêng việc cúng Tổ tiên đã thành ra một tục lệ có tính cách dân tộc văn hóa và đi ra khỏi phạm vi tôn giáo.
Cúng giỗ là một
buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính
theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng
thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo
hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân
trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần
lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị
cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy
chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày
người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.
Thân bằng, cố
hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định
sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không
nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo (有请有来, 无请不到), nghĩa là mời thì đến, không thì
thôi.
Sau khi cúng giỗ,
gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của
tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ.
Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người
quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những
ngày kỵ nhật. Trước khi hạ xuống, chủ nhà phải vái 3 vái ngắn (gọi là Lễ Tạ).
Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ mà con cháu đã
dâng lên.[1]
Dịp này là để
con cháu trong dòng họ tề tựu lại để cùng ăn giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau.
Ngày Cát kỵ thường chỉ mời khách nằm gọn trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ
(diện mời không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường).
Gia chủ khăn áo
chỉnh tề, bước vào khấn Tổ tiên. Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ,
cùng gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách khứa, bạn bè thân hữu khấn
lễ xong xuôi thì đợi hết ba tuần hương thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ
bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi đốt. Cuối cùng, gia chủ bày bàn để
mời khách khứa ăn giỗ, để cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất đồng thời
thăm hỏi về công việc lẫn nhau. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ tất cả lễ vật
trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình - thân khách
gọi là lộc của Tổ tiên, bao gồm: hoa quả, bánh kẹo...
Theo tục lệ, ngày giỗ là
"chung thân chi tang" có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người.
Mỗi năm vào đúng vào ngày chết của một người là một lần giỗ cho nên người xưa
thường quan trọng ngày cúng giỗ ông bà cha mẹ.
Những gia đình sung túc thường làm lễ cúng tiên thường vào ngày hôm trước để yết cáo tổ tiên và cáo tri người được làm giỗ. Lễ cúng này vào buổi chiều. Nhiều nhà có hương hỏa, lợi nhuận hay kỵ để làm giỗ thì anh em bà con thân thích đến cúng tiên thường xong, đêm ở lại chầu chực gia tiên để qua ngày hôm sau làm lễ bái chính giỗ. Lệ thường người ta làm giỗ lớn với bậc sinh thành, rồi mỗi đời trở lên được làm kém đi. Chẳng hạn như giỗ các cụ, kỵ xa đời cùng là những người thân thuộc nhưng không quan trọng về huyết thống trong gia đình như chú bác, cô dì không có con cháu giỗ quảy mà mình phải thay thế thì làm giỗ đơn giản, không có mời khách khứa gọi là "giỗ giúi".
Theo tục lệ, cho dầu làm tiệc lớn mấy đi chăng nữa, bữa cúng cũng phải có chén cơm xới đầy có ngọn, úp lồng một cái chén khác lên trên gọi là chén cơm lồng cùng trứng gà luộc đã bóc vỏ dẹt ra trên đĩa với một ít hột muối. Vì thế mới có tên cúng giỗ là "cúng cơm". Những khách khứa cùng bà con thân thích, trước khi ngồi vào bàn, ván ăn giỗ phải làm lễ dâng cúng với những lễ vật mình đem tới và lạy trước bàn thờ xong đã.
Trên bàn thờ đèn nhang đã được thắp từ trước khi các thức ăn được bày lên. Gia trưởng phục sức chỉnh tề, có khi mặc áo thụng, chú trọng xem xét và rà soát lại các lễ vật có đầy đủ rồi mới bước vào chiếc chiếu trải trước bàn thờ, lễ bốn lạy, quỳ xuống, hai tay chắp lại vòng ngang trán. Một trong hai người chấp sự, thường là em hay con cháu gia trưởng, đứng hai bên bàn thờ, lấy ba nén hương châm lửa thắp, đưa cho gia trưởng vái một vái dài rồi trao lại đem cắm lên bát hương. Người chấp sự thứ hai mở nút bình rượu, rót rượu lên ba chén để trên đài, xong đâu vào đó rồi gia trưởng làm lễ khấn. Lời khấn có những đặc điểm sau:
1. Cáo tri địa điểm hành lễ, từ nước trở xuống xã thôn.
2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm, chôn ở đâu.
3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng tri lòng thành và phù hộ cho con cháu được mọi sự tốt lành.
4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.
Khấn xong, gia trưởng cúi xuống, lễ nốt một nữa lạy nữa rồi đứng lên vái ba vái rồi lùi ra. Tiếp sau đó là những người trong họ tộc, theo thứ tự quan trọng và hạng bậc vào làm lễ với bốn lạy ba vái.
Những gia đình sung túc thường làm lễ cúng tiên thường vào ngày hôm trước để yết cáo tổ tiên và cáo tri người được làm giỗ. Lễ cúng này vào buổi chiều. Nhiều nhà có hương hỏa, lợi nhuận hay kỵ để làm giỗ thì anh em bà con thân thích đến cúng tiên thường xong, đêm ở lại chầu chực gia tiên để qua ngày hôm sau làm lễ bái chính giỗ. Lệ thường người ta làm giỗ lớn với bậc sinh thành, rồi mỗi đời trở lên được làm kém đi. Chẳng hạn như giỗ các cụ, kỵ xa đời cùng là những người thân thuộc nhưng không quan trọng về huyết thống trong gia đình như chú bác, cô dì không có con cháu giỗ quảy mà mình phải thay thế thì làm giỗ đơn giản, không có mời khách khứa gọi là "giỗ giúi".
Theo tục lệ, cho dầu làm tiệc lớn mấy đi chăng nữa, bữa cúng cũng phải có chén cơm xới đầy có ngọn, úp lồng một cái chén khác lên trên gọi là chén cơm lồng cùng trứng gà luộc đã bóc vỏ dẹt ra trên đĩa với một ít hột muối. Vì thế mới có tên cúng giỗ là "cúng cơm". Những khách khứa cùng bà con thân thích, trước khi ngồi vào bàn, ván ăn giỗ phải làm lễ dâng cúng với những lễ vật mình đem tới và lạy trước bàn thờ xong đã.
Trên bàn thờ đèn nhang đã được thắp từ trước khi các thức ăn được bày lên. Gia trưởng phục sức chỉnh tề, có khi mặc áo thụng, chú trọng xem xét và rà soát lại các lễ vật có đầy đủ rồi mới bước vào chiếc chiếu trải trước bàn thờ, lễ bốn lạy, quỳ xuống, hai tay chắp lại vòng ngang trán. Một trong hai người chấp sự, thường là em hay con cháu gia trưởng, đứng hai bên bàn thờ, lấy ba nén hương châm lửa thắp, đưa cho gia trưởng vái một vái dài rồi trao lại đem cắm lên bát hương. Người chấp sự thứ hai mở nút bình rượu, rót rượu lên ba chén để trên đài, xong đâu vào đó rồi gia trưởng làm lễ khấn. Lời khấn có những đặc điểm sau:
1. Cáo tri địa điểm hành lễ, từ nước trở xuống xã thôn.
2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm, chôn ở đâu.
3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng tri lòng thành và phù hộ cho con cháu được mọi sự tốt lành.
4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.
Khấn xong, gia trưởng cúi xuống, lễ nốt một nữa lạy nữa rồi đứng lên vái ba vái rồi lùi ra. Tiếp sau đó là những người trong họ tộc, theo thứ tự quan trọng và hạng bậc vào làm lễ với bốn lạy ba vái.
Nếu là lễ tế, thì theo tục lệ tế lễ thần thánh, tế tổ tiên... có ghi các nghi tiết được sắp xếp một cách
quy củ trang trọng. Trước bàn thờ chính có trải bốn chiếc chiếu. Hai bên chiếu
trải, bên phải bàn thờ có án để rượu và đèn nến, bên trái có án để đài rượu và
khay trà. Nghi tiết đầy đủ thường được áp dụng trong một cuộc tế lớn trong làng
xã hay gia đình Phật giáo và Khổng giáo gồm có các thủ tục đại cương, ghi theo
thứ tự tờ xướng lễ như sau:
1. Hành Tế Thánh đại lễ, chấp sự giả các tư kỳ sự (Bắt đầu tế Thánh, các vị chấp sự phải liệu việc của mình).
2. Khơi chung cổ (Đánh chuông trống thường là ba hồi).
3. Nhạc công tấu nhạc (phường bát âm cử nhạc).
4. Thuế cân, nghệ quán tẩy sơ (Các vị dự tế rửa tẩy, lau tay).
5. Chánh tế viên tựu vị (Vị chánh tế vào đứng ở chiếu thứ ba).
6. Bồi tế viên tựu vị (Các vị bồi tế vào đứng ở chiếu thư tư).
7. Cử soát tế vật (Hai người chấp sự cầm đèn đưa cho vị chánh tế đi kiểm soát các lễ vật coi như có sơ suất không).
8. Tham thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế cùng lạy bốn lạy nhịp xướng theo nhịp xướng của người xướng tế: hưng là đứng dậy, bái là lạy theo lối phủ phục toàn thân).
9. Hành sơ hiến lễ. Chánh tế viên nghệ hương án tiền (Làm lễ sơ hiến, vị chánh tế bước ra ngoài, vòng lên chiếu thứ nhất trước hương án).
10. Quỵ (Vị chánh tế quỳ xuống).
11. Tiến tước (Hai chấp sự đem rượu đến quỳ cạnh chủ tế cho chủ tế rót. Chủ tế vái rồi đưa cho chấp sự để lên bàn thờ).
12. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu, lạy hai lạy).
13. Bình thân, phục vị (Chủ tế đi ra, vòng xuống đứng lại ở chiếu thứ ba).
14. Nghệ độc chúc sở tại hương án tiền (Chủ tế bước lên chiếu thứ nhất).
15. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
16. Chuyển chúc (Hai chấp sự lên bàn thờ đem chúc xuống quỳ bên cạnh chánh tế).
17. Tuyên đọc (Người đọc chúc quỳ bên cạnh tuyên đọc).
18. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu lạy hai lạy).
19. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
20. Hành Á hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ hai như lần sơ hiến).
21. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
22. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
23. Hành Chung hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ ba).
24. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
25. Nghệ tộ sở (Chủ tế lên chiếu lần thứ hai chờ lễ tộ sở).
26. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
27. Tứ phúc tộ (Chấp sự lên bàn thờ lấy khay rượu thịt được thần hay gia tiên ban cho chủ tế).
28. Thụ tộ (Chấp sự đưa khay cho chủ tế. Chủ tế đón nhận, uống một hớp rượu tượng trưng). Khay rượu thịt cho chủ tế mang về sau khi tế xong.
29. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
30. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
31. Bình thân điển trà (Chấp sự dâng trà lên bàn thờ).
32. Hành tạ lễ cúc cung bái: (Chủ tế và bồi tế tạ bốn lễ).
33. Bình thân phần chúc (Chủ tế và bồi tế đứng lui ra để người chấp sự đốt sớ).
34. Lễ tất (Xong lễ, mỗi người vái ba vái).
Trong lễ này có mấy điều chú ý như sau:
- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.
- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.
Cách thức lạy
Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái "xá", nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút cơ sở về sau.
Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nữa lạy, cho nên người ta thường nói là lạy "bốn lạy rưỡi" là vậy.
Văn tế, văn khấn thật ra chỉ là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Cũng có một số bài đã trở thành những áng văn chương tuyệt tác, ý nghĩa thâm trầm được làm ra do những văn tài xuất chúng. Chẳng hạn như bài văn tế tiểu tường do thi sĩ Tản Đà làm giúp cho một vị tri huyện tế mẹ đã được dẫn ở đoạn trước. Thông thường văn tế, văn khấn chia làm ba đoạn chính:
1. Đoạn thứ nhất gồm có ngày tháng, tên của người đứng ra chủ động việc cúng tế và nói về lễ vật.
2. Đoạn thứ nhì gồm tên tuổi, hiệu, thụy các vị được cúng tế.
3. Đoạn thứ sau cùng nói rõ mục đích của tế lễ, nhân dịp nào.
Văn tế thường theo một thể riêng như thể phú. Văn khấn có thể viết theo văn vần, gồm một đoạn theo thể phú, hoặc bằng văn xuôi. Văn khấn cũng như văn tế, khi người hay giỏi chữ Nho thường dùng Hán văn, về sau người ta chuyển sang Việt văn. Cần nhất là hay, có ý nghĩa và được đọc một cách trang trọng. Điều cần lưu ý là trong các lễ giỗ kỵ, văn khấn nên viết sẵn ra giấy. Người chủ lễ đứng trước bàn thờ, vái bốn vái rồi cầm giấy đưa ra trước mặt mà đọc. Đọc xong vái năm cái. Tiếp theo là thân nhân trong gia đình vào lễ theo thứ tự.
Sau đây là một bài văn khấn Nôm bằng thơ nhằm mục đích giúp đàn bà, trẻ con có thể học và dễ nhớ theo một thức giả xưa làm ra, dùng vào việc cúng lễ gia tiên:
Ngày ... tháng ... năm (âm lịch), tín chủ là ... tuổi ... sinh quán tại ... trú quán tại ... cùng toàn gia.
Cúc cung bái trước bàn thờ,
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu.
Cùng là phẩm vật trước sau,
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên.
Cao tằng tổ khảo đôi bên,
Cao tằng tổ tỷ dưới trên người người.
Cô dì chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi từ đường.
Cúi xin hưởng chút lễ thường,
Và xin phù hộ khang cường toàn gia.
Cẩn cáo
Cẩn Trọng khi dâng cúng Gia Tiên
Thức ăn các thứ, nói chung là đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng thanh khiết và dành riêng, không được để con cháu đứa nào đụng tới. Các thức ăn đã nấu nướng xong, phải đem cúng gia tiên trước rồi con cháu mới được ăn. Cũng như lúc ông bà còn sống, ông bà cha mẹ chưa ăn thì con cháu không được phép động tới.
Để tránh tình trạng lỗi lầm do không biết của các cháu nhỏ, các thức ăn nấu nướng xong phải được múc ra dành cho việc cúng lễ cho phải phép.
Trong việc cúng ông bà, chẳng nên làm lấy có hay chỉ để khoe khoang với thiên hạ. Phải lấy tâm thành, kính trọng làm gốc. Người xưa quan niệm rằng trong lòng nghĩ thế nào quỷ thần đều biết rõ (Tâm động quỷ thần tri).
Cúng bái chỉ làm cho có hình thức, thiếu lòng thành kính tức là thiếu sự hiếu thảo ngay lành. Không một vị tổ tiên nào chứng giám cho những con cháu có cúng mà không có kính. Thà chén cơm dĩa muối mà lòng thành hơn mâm cao cỗ đầy mà tâm địa dửng dưng.
Cách khấn trong cúng giỗ
1. Hành Tế Thánh đại lễ, chấp sự giả các tư kỳ sự (Bắt đầu tế Thánh, các vị chấp sự phải liệu việc của mình).
2. Khơi chung cổ (Đánh chuông trống thường là ba hồi).
3. Nhạc công tấu nhạc (phường bát âm cử nhạc).
4. Thuế cân, nghệ quán tẩy sơ (Các vị dự tế rửa tẩy, lau tay).
5. Chánh tế viên tựu vị (Vị chánh tế vào đứng ở chiếu thứ ba).
6. Bồi tế viên tựu vị (Các vị bồi tế vào đứng ở chiếu thư tư).
7. Cử soát tế vật (Hai người chấp sự cầm đèn đưa cho vị chánh tế đi kiểm soát các lễ vật coi như có sơ suất không).
8. Tham thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế cùng lạy bốn lạy nhịp xướng theo nhịp xướng của người xướng tế: hưng là đứng dậy, bái là lạy theo lối phủ phục toàn thân).
9. Hành sơ hiến lễ. Chánh tế viên nghệ hương án tiền (Làm lễ sơ hiến, vị chánh tế bước ra ngoài, vòng lên chiếu thứ nhất trước hương án).
10. Quỵ (Vị chánh tế quỳ xuống).
11. Tiến tước (Hai chấp sự đem rượu đến quỳ cạnh chủ tế cho chủ tế rót. Chủ tế vái rồi đưa cho chấp sự để lên bàn thờ).
12. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu, lạy hai lạy).
13. Bình thân, phục vị (Chủ tế đi ra, vòng xuống đứng lại ở chiếu thứ ba).
14. Nghệ độc chúc sở tại hương án tiền (Chủ tế bước lên chiếu thứ nhất).
15. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
16. Chuyển chúc (Hai chấp sự lên bàn thờ đem chúc xuống quỳ bên cạnh chánh tế).
17. Tuyên đọc (Người đọc chúc quỳ bên cạnh tuyên đọc).
18. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu lạy hai lạy).
19. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
20. Hành Á hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ hai như lần sơ hiến).
21. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
22. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
23. Hành Chung hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ ba).
24. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
25. Nghệ tộ sở (Chủ tế lên chiếu lần thứ hai chờ lễ tộ sở).
26. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
27. Tứ phúc tộ (Chấp sự lên bàn thờ lấy khay rượu thịt được thần hay gia tiên ban cho chủ tế).
28. Thụ tộ (Chấp sự đưa khay cho chủ tế. Chủ tế đón nhận, uống một hớp rượu tượng trưng). Khay rượu thịt cho chủ tế mang về sau khi tế xong.
29. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
30. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
31. Bình thân điển trà (Chấp sự dâng trà lên bàn thờ).
32. Hành tạ lễ cúc cung bái: (Chủ tế và bồi tế tạ bốn lễ).
33. Bình thân phần chúc (Chủ tế và bồi tế đứng lui ra để người chấp sự đốt sớ).
34. Lễ tất (Xong lễ, mỗi người vái ba vái).
Trong lễ này có mấy điều chú ý như sau:
- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.
- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.
Cách thức lạy
Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái "xá", nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút cơ sở về sau.
Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nữa lạy, cho nên người ta thường nói là lạy "bốn lạy rưỡi" là vậy.
Văn tế, văn khấn thật ra chỉ là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Cũng có một số bài đã trở thành những áng văn chương tuyệt tác, ý nghĩa thâm trầm được làm ra do những văn tài xuất chúng. Chẳng hạn như bài văn tế tiểu tường do thi sĩ Tản Đà làm giúp cho một vị tri huyện tế mẹ đã được dẫn ở đoạn trước. Thông thường văn tế, văn khấn chia làm ba đoạn chính:
1. Đoạn thứ nhất gồm có ngày tháng, tên của người đứng ra chủ động việc cúng tế và nói về lễ vật.
2. Đoạn thứ nhì gồm tên tuổi, hiệu, thụy các vị được cúng tế.
3. Đoạn thứ sau cùng nói rõ mục đích của tế lễ, nhân dịp nào.
Văn tế thường theo một thể riêng như thể phú. Văn khấn có thể viết theo văn vần, gồm một đoạn theo thể phú, hoặc bằng văn xuôi. Văn khấn cũng như văn tế, khi người hay giỏi chữ Nho thường dùng Hán văn, về sau người ta chuyển sang Việt văn. Cần nhất là hay, có ý nghĩa và được đọc một cách trang trọng. Điều cần lưu ý là trong các lễ giỗ kỵ, văn khấn nên viết sẵn ra giấy. Người chủ lễ đứng trước bàn thờ, vái bốn vái rồi cầm giấy đưa ra trước mặt mà đọc. Đọc xong vái năm cái. Tiếp theo là thân nhân trong gia đình vào lễ theo thứ tự.
Sau đây là một bài văn khấn Nôm bằng thơ nhằm mục đích giúp đàn bà, trẻ con có thể học và dễ nhớ theo một thức giả xưa làm ra, dùng vào việc cúng lễ gia tiên:
Ngày ... tháng ... năm (âm lịch), tín chủ là ... tuổi ... sinh quán tại ... trú quán tại ... cùng toàn gia.
Cúc cung bái trước bàn thờ,
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu.
Cùng là phẩm vật trước sau,
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên.
Cao tằng tổ khảo đôi bên,
Cao tằng tổ tỷ dưới trên người người.
Cô dì chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi từ đường.
Cúi xin hưởng chút lễ thường,
Và xin phù hộ khang cường toàn gia.
Cẩn cáo
Cẩn Trọng khi dâng cúng Gia Tiên
Thức ăn các thứ, nói chung là đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng thanh khiết và dành riêng, không được để con cháu đứa nào đụng tới. Các thức ăn đã nấu nướng xong, phải đem cúng gia tiên trước rồi con cháu mới được ăn. Cũng như lúc ông bà còn sống, ông bà cha mẹ chưa ăn thì con cháu không được phép động tới.
Để tránh tình trạng lỗi lầm do không biết của các cháu nhỏ, các thức ăn nấu nướng xong phải được múc ra dành cho việc cúng lễ cho phải phép.
Trong việc cúng ông bà, chẳng nên làm lấy có hay chỉ để khoe khoang với thiên hạ. Phải lấy tâm thành, kính trọng làm gốc. Người xưa quan niệm rằng trong lòng nghĩ thế nào quỷ thần đều biết rõ (Tâm động quỷ thần tri).
Cúng bái chỉ làm cho có hình thức, thiếu lòng thành kính tức là thiếu sự hiếu thảo ngay lành. Không một vị tổ tiên nào chứng giám cho những con cháu có cúng mà không có kính. Thà chén cơm dĩa muối mà lòng thành hơn mâm cao cỗ đầy mà tâm địa dửng dưng.
Cách khấn trong cúng giỗ
- Nếu bố đã
chết thì phải khấn là: Hiển khảo;
- Nếu mẹ đã
chết thì phải khấn là: Hiển tỷ;
- Nếu ông đã
chết thì phải khấn là: Tổ khảo;
- Nếu bà đã
chết thì phải khấn là: Tổ tỷ;
- Nếu cụ ông
đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo;
- Nếu cụ bà
đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ;
- Nếu anh
hoặc em trai đã chết thì phải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
- Nếu chị
hoặc em gái đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội;
- Nếu cô,
dì, thím, mợ, chú, bác, cậu đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di,
Tỷ Muội;
- Cũng có
thể khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội
ngoại Gia Tiên.
Những ngày quan trọng trong cúng giỗ
Trong thờ cúng
tổ tiên, có 3 ngày giỗ: Giỗ Đầu, Giỗ Hết, Giỗ Thường.
Giỗ Đầu gọi là Tiểu
Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm,
nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một
năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng
của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm
không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc
tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống
như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn
trống nữa.
Sắm lễ
Vào ngày Giỗ
Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản... thì người ta thường mua
sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả
các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Hình nhân ở
đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân
dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành
một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ
đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.
Những đồ vàng
mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này
được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên
không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự
quấy nhiễu.
Sau khi lễ Tạ
và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến
ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm
trước.
Sau lễ này,
người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung
táng.
Giỗ Hết
Ý nghĩa
Giỗ Hết gọi là Đại
Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong
thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương
trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang
nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và
vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ
Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Sắm lễ
Vào ngày Giỗ
Hết, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản... thì người ta thường mua
sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả
các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ giống như trong ngày Giỗ Đầu. Vàng mã
được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu.
Những đồ vàng
mã trong ngày Đại Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được
gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không
được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy
nhiễu.
Sau khi lễ Tạ
và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời
đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và
công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu
thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường.
Sau ngày lễ này
hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để Trừ phục
(còn gọi là Đàm tế) tức có nghĩa là Bỏ tang, người thân sẽ đốt
hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống
thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui, đình đám và người vợ mới
có thể đi bước nữa (nếu chồng mình mất). Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng,
vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất.
Giỗ
Thường
Ý nghĩa
Giỗ Thường còn gọi là
ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉跽), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát
kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục,
không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con
cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không
còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường
được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu
thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp
chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và
người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá
đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp,
quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Sắm lễ
Trong lễ giỗ
này, người ta thường làm cỗ bàn bình thường, có thể lớn hay nhỏ tùy từng gia
đình. Người ta cũng đốt nhiều vàng mã cho người cõi âm có cái dùng như ngày
Tiểu Tường và Đại Tường.
Sau khi lễ Tạ
và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ, cùng thăm
hỏi lẫn nhau và ôn lại những kỷ niệm của người đã khuất. Diện này chỉ thường
mời khách gọn trong phạm vi họ hàng (không rộng như hai giỗ trước). Ngày này,
khách đến ăn giỗ không còn quá đau buồn như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường
trước, có thể mặc trang phục bình thường.
Ngày Tiên Thường và Chính Kỵ
Trong việc cúng
vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (lễ cúng vào ngày
trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (chính ngày mất).
Ngày Cáo Giỗ
Ngày Cáo Giỗ còn được gọi
là Tiên Thường là ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày
này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép
Thổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội
ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối
với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ,
ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...) mà không cần thiết phải áp dụng
đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt,
chít...) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời
vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn.
Ngày này, bàn
thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ
Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm
giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải
cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói
nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau.
Khi cúng, Gia
chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia
tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây
để dự tiệc Giỗ.
Ngày Chính Giỗ
Ngày Chính Giỗ còn được gọi
là Chính Kỵ là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng
là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt
buộc).
Gia chủ có thể
mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo
trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau
đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo... Cỗ bàn được sắp thành
từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành
phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng
với nước uống, bát đũa...
Những người
cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi
chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều.
Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin
hóa vàng.
Có gia đình
thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn
vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có
những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ
Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi,
chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai
lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng
buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất.[2]
Gửi giỗ
Người quá cố có
rất nhiều con cháu, chỉ cúng giỗ tại nhà con trai trưởng, nếu con trai trưởng
mất thì làm tại nhà cháu đích tôn. Con cháu sẽ tề tựu ở nhà con trai trưởng làm
giỗ. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc.
Lễ gửi giỗ trọng hay mọn, lớn hay nhỏ thì tùy thuộc theo hoàn cảnh và mối quan
hệ với người chết của từng gia đình. Con cháu sẽ là những người đóng góp nhiều
nhất. Để giảm bớt gánh nặng tri phí cho trưởng chi hay trưởng họ, con cháu hay
gửi giỗ bằng tiền, đồ lễ vật có giá trị khác như: vài cân hoa quả, vàng hương
hoặc có thể chỉ là thẻ hương. Cũng có thể gửi giỗ theo sở thích của người mất
mà gửi. Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì cúng vọng mời
vong hồn về hưởng giỗ, gửi đồ lễ cho trưởng họ. Những đồ lễ được gửi đến được
trưởng tộc đem lên bàn thờ cúng hết. Khi ăn giỗ xong, con cháu được chia lộc
của ông bà tổ tiên.
Tổ nghề
Là một người có
công lớn đối với một nghề nào đó hoặc giúp phát triển hoặc sáng tạo ra nghề đó.
Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có
công tạo ra nghề, gọi là Thánh Sư. Thánh Sư chỉ là những con người bình
thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề,
truyền lại cho các thế hệ sau.
Thí dụ
- Giỗ tổ Hùng Vương: ca ngợi
công đức của các vua Hùng, người đã có
công dựng nên nước Việt theo truyền thuyết
- Giỗ tổ
nghề (Thánh Sư): ca ngơi công đức và phẩm hạnh của các tổ nghề.
Tuyển
tập các bài văn khấn theo phong tục Việt Nam
Văn khấn
ngày Giỗ Thường
1. Ý nghĩa: Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.
Ngày giõ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.
Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.
2. Sắm lễ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…
Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).
Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.
Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:
1. Ý nghĩa: Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.
Ngày giõ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.
Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.
2. Sắm lễ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…
Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).
Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.
Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:
1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần
linh vào ngày Tiên Thường
Văn khấn
Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………………………………�� �……….
Ngày trước giỗ - Tiên Thường…………………………………�� �……………………….
Tín chủ con là:………………………………………� ��………………………………….
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Nhân ngày mai là ngày giỗ của……………………………………… ……………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………………………………�� �……….
Ngày trước giỗ - Tiên Thường…………………………………�� �……………………….
Tín chủ con là:………………………………………� ��………………………………….
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Nhân ngày mai là ngày giỗ của……………………………………… ……………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
1. Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………� ��……….
Tín chủ (chúng) con là………………………………………�� �…………………………
Ngụ tại……………………………………… ………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Trước ngày Cát Kỵ của……………………………………… …………………………
Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời……………………………………… ………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm� ��…………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………… …………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ Thường – Cát Kỵ là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải nhớ ngày này để làn tròn bổn phận với người mất.
Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.
Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ Thổ Công trong ngày giỗ.
Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.
Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.
Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơcao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.
Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.
Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………� ��……….
Tín chủ (chúng) con là………………………………………�� �…………………………
Ngụ tại……………………………………… ………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Trước ngày Cát Kỵ của……………………………………… …………………………
Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời……………………………………… ………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm� ��…………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………… …………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ Thường – Cát Kỵ là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải nhớ ngày này để làn tròn bổn phận với người mất.
Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.
Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ Thổ Công trong ngày giỗ.
Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.
Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.
Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơcao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.
Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.
Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.
1. Văn cúng ngày Giỗ Hết (Lễ Đại Tường)
Văn cúng ngày Giỗ Hết (Lễ Đại Tường)
1.Ý nghĩa: Ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.
Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, ngườ nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”
Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.
2. Sắm lễ: Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà, …
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………� ��…………………………
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của……………………………………… ………………
Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.
Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo phủ Thần quân, Ngữ phương, Long mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ…………………. và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn chình ngày Giỗ Hết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ …………………………………………�� �…………………………………………� ��.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………� ��…………………………
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Hôm nay là ngày ……………….. tháng ……………... năm ……………………………
Chính ngày Giỗ Hết của……………………………………… ……………………………
Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời……………………………………… ………………………………
Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………� ��………………………
Mộ phần táng tại:……………………………………�� �…………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong lonh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
1.Ý nghĩa: Ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.
Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, ngườ nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”
Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.
2. Sắm lễ: Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà, …
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………� ��…………………………
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của……………………………………… ………………
Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.
Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo phủ Thần quân, Ngữ phương, Long mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ…………………. và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn chình ngày Giỗ Hết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ …………………………………………�� �…………………………………………� ��.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………� ��…………………………
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��.
Hôm nay là ngày ……………….. tháng ……………... năm ……………………………
Chính ngày Giỗ Hết của……………………………………… ……………………………
Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời……………………………………… ………………………………
Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………� ��………………………
Mộ phần táng tại:……………………………………�� �…………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong lonh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
1.Văn
cúng trước ngày giỗ đầu
1. Ý
nghĩa: Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu
tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ
tang.
Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khá gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn chồng nữa.
2. Sắm lễ: Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa, quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần , áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy nữa.
“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.
Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm này là ngày 5 tháng 7 năm 2012 tức ngày 17-5 năm Nhâm Thìn
Tín chủ (chúng) con là: Vũ Công Quảng cùng các con các cháu, cô dì chú bác, họ hàng nội ngoại anh em bạn bè.
Ngụ tại số nhà 288 Miền Tức Mạc - phường Lộc Vượng- TP nam Định
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của hiển khảo Vũ Công Hồi tự phúc Tựu
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khá gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn chồng nữa.
2. Sắm lễ: Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa, quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần , áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy nữa.
“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.
Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm này là ngày 5 tháng 7 năm 2012 tức ngày 17-5 năm Nhâm Thìn
Tín chủ (chúng) con là: Vũ Công Quảng cùng các con các cháu, cô dì chú bác, họ hàng nội ngoại anh em bạn bè.
Ngụ tại số nhà 288 Miền Tức Mạc - phường Lộc Vượng- TP nam Định
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của hiển khảo Vũ Công Hồi tự phúc Tựu
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
2.Văn
khấn ngày Giỗ Đầu
Nam mô a
di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ Vũ Công
Tín chủ (chúng) con là: Vũ Công Quảng cùng các con các cháu, cô dì chú bác, họ hàng nội ngoại anh em bạn bè.
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày 6 tháng 7 năm 2012 tức ngày 18-5 năm Nhâm Thìn
Chính ngày Giỗ Đầu của hiển khảo Vũ Công Hồi tự phúc Tựu
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ Vũ Công
Tín chủ (chúng) con là: Vũ Công Quảng cùng các con các cháu, cô dì chú bác, họ hàng nội ngoại anh em bạn bè.
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày 6 tháng 7 năm 2012 tức ngày 18-5 năm Nhâm Thìn
Chính ngày Giỗ Đầu của hiển khảo Vũ Công Hồi tự phúc Tựu
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn
kính mời hiển khảo Vũ Công Hồi tự phúc Tựu
Mất ngày 18 Tháng 5 năm Tân Mão
Mộ phần táng tại:Ngh ĩa trang Chùa Tháp- Phường Lộc Vượng- TP Nam Định
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Mất ngày 18 Tháng 5 năm Tân Mão
Mộ phần táng tại:Ngh ĩa trang Chùa Tháp- Phường Lộc Vượng- TP Nam Định
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con
lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
1. Văn khấn khi cúng giỗ
Văn khấn
khi cúng giỗ
Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất
Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đãkhuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đìnhmời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơn, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.
Theo tục xưa:
Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo
Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo
Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ
Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.
Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên
Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.
Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương hông người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.
Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.
Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất
Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đãkhuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đìnhmời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơn, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.
Theo tục xưa:
Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo
Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo
Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ
Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.
Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên
Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.
Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương hông người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.
Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.
1. Văn khấn cầu tự
Văn khấn cầu tự
Nam mô A Di Đà Phật !
Chuẩn bị lễ vật:
- 13 tờ tiền
- 13 loại quả khác nhau
- 13 đồ chơi trẻ con.
Bài cúng:
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.
Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.
Đệ tử con là …………………………………………si nh ngày…………………………....
Cùng chồng/vợ………………………………………. sinh ngày…………………………..
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��..........
Hôm nay nhân gày lành tháng tốt, khí tiết năm ………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng đâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.
Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm - Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.
Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để Ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.
Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thânh sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.
Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dân sớ trạng CẦU TỰ xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.
Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.
Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.
Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.
Tạ lễ 3 lễ - 5 lạy.
Chú ý:
Sau khi lễ mỗi lễ lấy về 1 thứ.
Trên đường về nhà mua thêm 1 xuất đò (nếu đi đò), mua thêm 1 xuất ăn (nếu vào quán ăn)
Nam mô A Di Đà Phật !
Chuẩn bị lễ vật:
- 13 tờ tiền
- 13 loại quả khác nhau
- 13 đồ chơi trẻ con.
Bài cúng:
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.
Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.
Đệ tử con là …………………………………………si nh ngày…………………………....
Cùng chồng/vợ………………………………………. sinh ngày…………………………..
Ngụ tại:……………………………………�� �…………………………………………� ��..........
Hôm nay nhân gày lành tháng tốt, khí tiết năm ………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng đâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.
Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm - Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.
Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để Ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.
Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thânh sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.
Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dân sớ trạng CẦU TỰ xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.
Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.
Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.
Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.
Tạ lễ 3 lễ - 5 lạy.
Chú ý:
Sau khi lễ mỗi lễ lấy về 1 thứ.
Trên đường về nhà mua thêm 1 xuất đò (nếu đi đò), mua thêm 1 xuất ăn (nếu vào quán ăn)
1. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
Văn khấn
Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là............................................... . ................................
.................................................. .................................................. ....
Ngụ tại............................................. .. ..............................................
.................................................. .................................................. ....
Hôm nay là ngày… tháng…..năm................................... .... ...............
Hương tử con đến nơi…………………thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Hạ lễ
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là............................................... . ................................
.................................................. .................................................. ....
Ngụ tại............................................. .. ..............................................
.................................................. .................................................. ....
Hôm nay là ngày… tháng…..năm................................... .... ...............
Hương tử con đến nơi…………………thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Hạ lễ
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
1. Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
- Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.
- Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
- Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
- Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
- Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
- Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:.............................................. . ................................
Ngụ tại:............................................ .. ...............................................
Ngày hôm nay là ngày............................................. . .........................
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
- Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.
- Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
- Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
- Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
- Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
- Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:.............................................. . ................................
Ngụ tại:............................................ .. ...............................................
Ngày hôm nay là ngày............................................. . .........................
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài 3. Khấn cúng tổ tông gia tiên
(Ngày giỗ bố, mẹ, ông bà, anh chị, chú, bác)
(Ngày giỗ bố, mẹ, ông bà, anh chị, chú, bác)
Bài khấn:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Duy Việt nam tuế thứ… ngày.. tháng … năm…
Tín chủ:
Sinh quán:
Trú quán:
Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.
Chấp tay vái trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu.
Tam sinh phẩm vật trầu cau
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên
Cao tằng thổ khảo đôi bên
Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người
Cô di tỷ muội kính mời.
Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâu
Ở đời có trước có sau .
Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.
Âm dương đoàn tụ sum vầy.
Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì.
Điều lành mang đến, dữ mang đi.
Cháu con mạnh khỏe có đi có về.
Làm ăn may mắn mọi bề
Gia đình yên ấm thuận hoà an khang
Cẩn cáo
Cung thỉnh vong linh( người chết)
Họ tên:
Tạ thế ngày:
Phần mộ ký táng tại:
Nay nhân ngày húy nhật chứng minh công đức.
Nam mô A di đà Phật (3lần)
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Duy Việt nam tuế thứ… ngày.. tháng … năm…
Tín chủ:
Sinh quán:
Trú quán:
Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.
Chấp tay vái trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu.
Tam sinh phẩm vật trầu cau
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên
Cao tằng thổ khảo đôi bên
Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người
Cô di tỷ muội kính mời.
Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâu
Ở đời có trước có sau .
Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.
Âm dương đoàn tụ sum vầy.
Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì.
Điều lành mang đến, dữ mang đi.
Cháu con mạnh khỏe có đi có về.
Làm ăn may mắn mọi bề
Gia đình yên ấm thuận hoà an khang
Cẩn cáo
Cung thỉnh vong linh( người chết)
Họ tên:
Tạ thế ngày:
Phần mộ ký táng tại:
Nay nhân ngày húy nhật chứng minh công đức.
Nam mô A di đà Phật (3lần)
Bài 4: Khấn cúng rằm tháng 7 (Trong nhà)
Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ.
Ý nghĩa:
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ''Xá tội vong nhân'' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.
Sắm lễ:
Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng
+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy...
+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh... (sẽ nói kỹ ở phần sau)
Văn khấn lễ tổ tiên
(Ngày rằm tháng Bảy tại nhà)
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.........................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ............., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Xong đốt vàng tiền quần áo
(ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà- bố mẹ- anh emv.v…) rồi khấn.
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ.
Ý nghĩa:
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ''Xá tội vong nhân'' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.
Sắm lễ:
Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng
+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy...
+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh... (sẽ nói kỹ ở phần sau)
Văn khấn lễ tổ tiên
(Ngày rằm tháng Bảy tại nhà)
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.........................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ............., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Xong đốt vàng tiền quần áo
(ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà- bố mẹ- anh emv.v…) rồi khấn.
Con xin thiêu hóa kim ngân
Vải lụa quần áo
Thỉnh điều mọi phần
Kính cáo tôn thần
Rước tiểu vong linh lại về âm giới.
Vải lụa quần áo
Thỉnh điều mọi phần
Kính cáo tôn thần
Rước tiểu vong linh lại về âm giới.
Tiếng khu Tư gọi là "ma
trơi", Bắc bộ gọi là "ma chơi". Chúng tôi chưa rõ biến âm hay
xuất xứ của ngôn từ ám chỉ loại ma đó "chơi vơi", "chơi đùa với
trần thế" hay "chêu chọc cho xấu hổ". Nguyễn Du trong " Văn
chiêu hồn thập loại chúng sinh" câu:
Lập loè ngọn lửa ma chơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Nguyễn Văn Thành trong "Văn tế trận vong tướng sĩ" có câu:
Hồn chiến sĩ biết đâu miền minh mạc,
Mịt mù gió lốc thổi dấu tha hương.
Mặt chinh nhân khôn vẽ nét gian nan,
Lập loè lửa chơi soi chừng cổ độ.
Chúng tôi đã nhìn thấy ma trơi và nghe nhiều người kể chuyện ma trơi đuổi. Đó là ngọn lửa lập loè yếu nhạt, bập bùng lan toả theo chiều gió, chốc lại biến mất rồi từ chỗ cũ, chốc chốc lại lập loè ngọn lửa xanh nhạt, loáng thoáng bay lên. Theo các cụ già giải thích thì đó là oan hồn của những người chết trận, của những nắm xương vô thừa nhận không người chôn cất, vất vưởng trên bãi chiến trường, trong bãi tha ma, hoặc trên cánh đồng không mông quạnh. Khoa học đã giải thích, chứng minh hiện tượng đó là do chất lân tinh (P) từ trong xương cốt người và xúc vật toả ra gặp ôxy trong khí trời bốc cháy thành ngọn lửa xanh nhạt, ban ngày cũng có nhưng không nhìn thấy.
Tuy được khoa học giải thích rõ không phải là ma, nhưng canh khuya thanh vắng, đi một mình giữa chốn hoang vu mà bị ma chơi đuổi thì cũng thần hồn nát thần tính, có người đâm hoảng loạn mà ốm, phải cúng bái mãi mới lành, có lẽ khỏi bệnh là do tác động tâm lý. Sở dĩ có hiện tượng tưởng là ma trơi đuổi là vì khi ta chạy đã tạo nên một luồng không khí cuốn hút ngọn lửa ấy vờn theo.
Lập loè ngọn lửa ma chơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Nguyễn Văn Thành trong "Văn tế trận vong tướng sĩ" có câu:
Hồn chiến sĩ biết đâu miền minh mạc,
Mịt mù gió lốc thổi dấu tha hương.
Mặt chinh nhân khôn vẽ nét gian nan,
Lập loè lửa chơi soi chừng cổ độ.
Chúng tôi đã nhìn thấy ma trơi và nghe nhiều người kể chuyện ma trơi đuổi. Đó là ngọn lửa lập loè yếu nhạt, bập bùng lan toả theo chiều gió, chốc lại biến mất rồi từ chỗ cũ, chốc chốc lại lập loè ngọn lửa xanh nhạt, loáng thoáng bay lên. Theo các cụ già giải thích thì đó là oan hồn của những người chết trận, của những nắm xương vô thừa nhận không người chôn cất, vất vưởng trên bãi chiến trường, trong bãi tha ma, hoặc trên cánh đồng không mông quạnh. Khoa học đã giải thích, chứng minh hiện tượng đó là do chất lân tinh (P) từ trong xương cốt người và xúc vật toả ra gặp ôxy trong khí trời bốc cháy thành ngọn lửa xanh nhạt, ban ngày cũng có nhưng không nhìn thấy.
Tuy được khoa học giải thích rõ không phải là ma, nhưng canh khuya thanh vắng, đi một mình giữa chốn hoang vu mà bị ma chơi đuổi thì cũng thần hồn nát thần tính, có người đâm hoảng loạn mà ốm, phải cúng bái mãi mới lành, có lẽ khỏi bệnh là do tác động tâm lý. Sở dĩ có hiện tượng tưởng là ma trơi đuổi là vì khi ta chạy đã tạo nên một luồng không khí cuốn hút ngọn lửa ấy vờn theo.
Trong phong tục cổ truyền của ta có
tục bái vật không?
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật, kết cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Lúc đó người ta chưa phân biệt thế giới hữu sinh và vô sinh. Con người chưa thể lý giải nổi những yếu tố thiên nhiên xung quanh chi phối mình như thế nào nên các vật như hòn đá, thân cây, con vật có quan hệ mật thiết với họ đều được họ tôn thờ như thần linh. Trong ngôn ngữ nhiều nước ở châu Âu (như tiếng Pháp) mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái.Đó là chứng cứ xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là một biểu tượng, nơi ẩn hiện của một vị thiên thần hoặc nhân thần nào đó. Người ta "Sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc vào tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, Lễ Thần, quì trước long ngai của Thần, những Thần đó có thần hiệu rõ ràng, chứ không phải lạy khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Xưa, xa xưa, ta có tục bái vật không? Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi con dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng luôn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vức ở chỗ ô uế.
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật, kết cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Lúc đó người ta chưa phân biệt thế giới hữu sinh và vô sinh. Con người chưa thể lý giải nổi những yếu tố thiên nhiên xung quanh chi phối mình như thế nào nên các vật như hòn đá, thân cây, con vật có quan hệ mật thiết với họ đều được họ tôn thờ như thần linh. Trong ngôn ngữ nhiều nước ở châu Âu (như tiếng Pháp) mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái.Đó là chứng cứ xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là một biểu tượng, nơi ẩn hiện của một vị thiên thần hoặc nhân thần nào đó. Người ta "Sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc vào tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, Lễ Thần, quì trước long ngai của Thần, những Thần đó có thần hiệu rõ ràng, chứ không phải lạy khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Xưa, xa xưa, ta có tục bái vật không? Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi con dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng luôn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vức ở chỗ ô uế.
Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay
trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống
(tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút
lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng
trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết thì cúng vào ngày
nào"?
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
94. Mấy đời tống giỗ?
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
94. Mấy đời tống giỗ?
Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần
chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần
tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thuần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình).
Như vậy là có 4 đời làm giỗ (cao , tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ.
Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình).
Như vậy là có 4 đời làm giỗ (cao , tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ.
Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Có hai trường hợp:
- Những người chết đã đến tuổi thành thân, thần nhân
nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai, hoặc đã
có con trai nhưng ít lâu sau con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không
có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp
là người cháu (con trai của anh hoặc em ruột) được lập làm thừa tự. Người
cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất.
Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
- Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới
18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ
tiên xin phụ thờ theo tiên tổ (gọi chung trong các bài văn cúng các bậc
tiên gia là: Phụ vị thương vong tòng tự, không đặt linh vị từng vong hồn).
Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai có cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có
những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh
mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Điều này không có trong
gia lễ nhưng thuộc vào tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã
khuất.
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy
ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ
gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người
thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất
và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn
uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng gọi là "trước cúng sau ăn", có
mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian
sinh hoạt, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn
lên đầu một ai vì ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng
tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ "góp giỗ", với ý nghĩa trên-
"Uống nước nhớ nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục,
nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như
không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hãnh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy,
sơn hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ,
một thứ đút lót trá hình.
Chính vì thể theo phong tục đó mà nhà ta đã giữ gìn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi, giữ gìn tục lệ đó theo ý nghĩa trong sáng của nó không có gì phải bàn.
Thế còn ngày sinh?
Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là chính.
Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày "Bụt sinh Bụt đẻ" (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh (Nô- en 25-12 Dương lịch).
Từ khi ra đời, các hội thọ hàng năm thường tổ chức mừng thọ cho các cụ vào những năm chẵn 70, 75, 80... Một số đoàn thể cũng tổ chức mừng thọ cho hội viên của mình. Việc tổ chức mừng thọ có tính chất đại trà, không đúng ngày đó không thể thay thế cho việc mừng thọ đúng ngày sinh, ấm cúng trong gia đình. Cho nên, tôi nghĩ rằng các gia đình chúng ta nên tổ chức mừng ngày sinh cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt lưu ý đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn. Hiện ngay rất nhiều gia đình đã tổ chức mừng ngày sinh con, thường là hai cháu, nay thêm hai vợ chồng, một năm bốn lần mừng ngày sinh, dư dật thì có mâm cơm thịnh soạn, tặng phẩm tươm tất, thiếu thốn thì bữa cơm tươi hơn thường ngày, quà tặng giản đơn. Người còn cha mẹ nếu ở chung thì thêm hai lần ăn mừng ngày sinh, cũng tùng tiệm như trên. Nếu ở riêng thì đồng quà tấm bánh vừa với túi tiền tặng cha mẹ, cốt thể hiện tấm lòng ưu ái, tăng thêm sự ấm cúng trong gia đình, giúp tuổi già đỡ cảm thấy cô đơn. Mừng ngày sinh một cách giản dị như vậy thiết tưởng cũng không phải cái gì cao xa ngoài tầm tay của những gia đình còn thiếu thốn. Cũng cần thêm một lý do nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi còn sống, dù là một món ăn tươi còn hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế giới bên kia. ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng - Trích "Hà nội mới chủ nhật ", số 119)
Lời bàn thêm của tác giả:
Chúng tôi trích dẫn bài trên của ông Đặng Văn Phủng và có lời bàn thêm sau đây:
Lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ý nghĩa hay. Theo phân tích của ông Phủng thì kỷ niệm ngày sinh hay hơn là giỗ. Ngặt vì mấy ai nhớ đến ngày sinh của bản thân mình. Trước năm 1945 cũng chưa dễ mấy ai biết chính xác, trừ một số ít con công chức cũ ăn lương phải có giấy khai sinh chính thức hoặc ai còn may mắn giữ được lá số tử vi, ngược lại hầu hết các gia đình còn ghi nhớ ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. cụ kỵ. Dầu cho khi cha mẹ còn sống, con cháu đã được tổ chức kỷ niệm ngày sinh, nhưng nhớ đến ngày ông bà cha mẹ qua đời, mà trên bàn thờ hương tàn khói lạnh cũng cảm thấy áy náy trong lòng.
Vì vậy ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Chính vì thể theo phong tục đó mà nhà ta đã giữ gìn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi, giữ gìn tục lệ đó theo ý nghĩa trong sáng của nó không có gì phải bàn.
Thế còn ngày sinh?
Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là chính.
Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày "Bụt sinh Bụt đẻ" (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh (Nô- en 25-12 Dương lịch).
Từ khi ra đời, các hội thọ hàng năm thường tổ chức mừng thọ cho các cụ vào những năm chẵn 70, 75, 80... Một số đoàn thể cũng tổ chức mừng thọ cho hội viên của mình. Việc tổ chức mừng thọ có tính chất đại trà, không đúng ngày đó không thể thay thế cho việc mừng thọ đúng ngày sinh, ấm cúng trong gia đình. Cho nên, tôi nghĩ rằng các gia đình chúng ta nên tổ chức mừng ngày sinh cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt lưu ý đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn. Hiện ngay rất nhiều gia đình đã tổ chức mừng ngày sinh con, thường là hai cháu, nay thêm hai vợ chồng, một năm bốn lần mừng ngày sinh, dư dật thì có mâm cơm thịnh soạn, tặng phẩm tươm tất, thiếu thốn thì bữa cơm tươi hơn thường ngày, quà tặng giản đơn. Người còn cha mẹ nếu ở chung thì thêm hai lần ăn mừng ngày sinh, cũng tùng tiệm như trên. Nếu ở riêng thì đồng quà tấm bánh vừa với túi tiền tặng cha mẹ, cốt thể hiện tấm lòng ưu ái, tăng thêm sự ấm cúng trong gia đình, giúp tuổi già đỡ cảm thấy cô đơn. Mừng ngày sinh một cách giản dị như vậy thiết tưởng cũng không phải cái gì cao xa ngoài tầm tay của những gia đình còn thiếu thốn. Cũng cần thêm một lý do nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi còn sống, dù là một món ăn tươi còn hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế giới bên kia. ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:
Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng - Trích "Hà nội mới chủ nhật ", số 119)
Lời bàn thêm của tác giả:
Chúng tôi trích dẫn bài trên của ông Đặng Văn Phủng và có lời bàn thêm sau đây:
Lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ý nghĩa hay. Theo phân tích của ông Phủng thì kỷ niệm ngày sinh hay hơn là giỗ. Ngặt vì mấy ai nhớ đến ngày sinh của bản thân mình. Trước năm 1945 cũng chưa dễ mấy ai biết chính xác, trừ một số ít con công chức cũ ăn lương phải có giấy khai sinh chính thức hoặc ai còn may mắn giữ được lá số tử vi, ngược lại hầu hết các gia đình còn ghi nhớ ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. cụ kỵ. Dầu cho khi cha mẹ còn sống, con cháu đã được tổ chức kỷ niệm ngày sinh, nhưng nhớ đến ngày ông bà cha mẹ qua đời, mà trên bàn thờ hương tàn khói lạnh cũng cảm thấy áy náy trong lòng.
Vì vậy ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói
ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.
Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.
Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
* (Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang)
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.
Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.
Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
* (Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang)
Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là
cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên,
Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết
Nguyên Đán (ngày đầu năm).
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.
Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.
Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.
Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.
Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.
Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.
Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.
Trong "Sưu thần ký" có
chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho
một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm,
nhân ngày mồng một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó
nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không dám hót rác ngày Tết.
Tục kiêng hót rác ba ngày Tết nên ngày 30, dầu bận rộn đến đâu cũng phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Tục kiêng hót rác ba ngày Tết nên ngày 30, dầu bận rộn đến đâu cũng phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa
là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan
quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan
toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới
được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái
lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới
hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp
quản thiên hạ.
Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.
Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.
Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng
3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung
Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tần Văn Công, bị chết
cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mồng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất
xứ từ bên Trung Quốc làm giỗ ông Khuất Nguyên bị chết trôi ở sông Mịch La. Ngày
nay người Trung Quốc đã bỏ lễ đó mà ta còn giữ mãi.
Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng
khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình, chẳng nhắc gì tới ông Giới Tử Thôi hay
Khuất Nguyên Nữa.
ở nước ta có bao nhiêu lương thần, dũng tướng, hiền sĩ có công huân với dân với nước mà chẳng được kỷ niệm trọng thể bằng hai ông người nước ngoài nói trên. Ngày 10 tháng 3, sao bao nhiêu đời nay vẫn không chuyển đổi được để mọi nhà, mọi làng xã làm giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa hơn không! Thật đúng như câu tục ngữ "Mồ cha không khóc, khóc tổ mối"!
ở nước ta có bao nhiêu lương thần, dũng tướng, hiền sĩ có công huân với dân với nước mà chẳng được kỷ niệm trọng thể bằng hai ông người nước ngoài nói trên. Ngày 10 tháng 3, sao bao nhiêu đời nay vẫn không chuyển đổi được để mọi nhà, mọi làng xã làm giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa hơn không! Thật đúng như câu tục ngữ "Mồ cha không khóc, khóc tổ mối"!
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi
trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói
"Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm
cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.
Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...y đờitống giỗ
Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...y đờitống giỗ
Theo gia lễ: "Ngũ
đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi
mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông
khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.Cúng giỗ người chết yểu
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến
tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa
có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không
có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là
người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa
tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người
thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến
tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi
hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không
có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng
xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống
trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm
tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét