Thông báo của tộc

Bài viết của tộc

Xem phả hệ phả đồ

Lưu trữ Blog

Xem gia phả tộc Vũ Công

Ảnh của tôi
Nam cao 1,74m- nang 70 kg, mot vo, hai con.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Tộc Ước

TỘC ƯỚC
I. THÀNH VIÊN DÒNG HỌ VŨ CÔNG

1. Mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai, nơi cư trú, có chung thuỷ tổ thuộc dòng họ Vũ Công đều là thành viên họ tộc Vũ Công. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau theo khả năng, giữ gìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.  


2. Tất cả đều theo Phổ Hệ của Ông Bà-Tổ Tiên để lại (xem phổ hệ nhà họ Vũ Công) việc này là cần thiết để duy trì tôn ti, trật tự của dòng họ, củng cố lại thứ bậc, tránh sự chia rẽ mất đoàn kết.

3. Dù có làm gì, ở đâu, luôn học hỏi phấn đấu vươn lên- Quyết không làm điều gì tổn hại đén thanh danh dòng tộc. Ở bất cứ nơi đâu, dù trong hay ngoài nước VN, thành viên dòng họ Vũ Công cũng cần có tâm nguyện “Hướng về cội nguồn” để liên lạc với dòng họ.

II. MỖI NGƯỜI TRONG TỘC CẦN:

1. Phải có tri thức:
Mọi việc ở đời từ xây dựng bản thân, xây dưng gia đình, quê hương xã hội đều bắt đàu từ con người. Con người như thế nào, thì gia đình, tộc họ, quê hương sẽ như thế ấy. Tuy nhiên khi mới sinh ra tuyệt nhiên không ai có thê biết được ngay tất cả mọi thứ mà phải lấy học làm đầu. Không học không thể có tri thức hoàn chỉnh. Vì vậy mọi người từ trai gái, già trẻ, giàu nghèo đều phải học.

2. Phải trau dồi đạo đức:
Đó là đạo làm người. Phải chí công vô tư, phải vì dân vì nước, tiếp nữa đến dòng tộc. Luôn chăm lo rèn luyện nhân cách đạo đức, tài năng. Khi giải quyết các mối quan hệ của bản thân, phải lấy “Nhân- Lễ- Nghĩa- Trí- Tín” làm gốc.

3. Phải có thể lực:
Có thể khoẻ mậnh mới có trí tuệ minh mẫn. Tuỳ theo lứa tuổi mà nuôi dưỡng, mà rèn luyện xây dựng cuộc sống trong sạch, mọi đam mê đều không nên thái quá. Điều quan trọng là khi có thể lực mọi người mới có thể đủ sưc gánh vác các trách nhiệm lớn của đất nước, dòng tộc.

4. Phải luôn sáng tạo học hỏi:
Dù lao động chân tay hay lao động trí óc điều cốt lõi là phải có chí trau dồi, chuyên tâm, tìm tòi, phát huy mặt mạnh của mình. Sáng tạo trong cuộc sống và phát huy hết khả năng của mình để xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương, dòng tộc.

III. DỰNG VỢ GẢ CHỒNG-XÂY DỰNG HẠNH PHÚC

Hôn nhân là khởi điểm của gia đình, là sự phát triển của dòng tộc, nó ảnh hưởng đến tương lai của gia đình và cả dòng tộc vì vậy:

1) Họ Vũ Công của chúng ta hiện nay có mặt trên toàn quốc, nên con cháu trong họ Vũ Công, bất kể ở nơi đâu đều không được lấy nhau làm vợ chồng. Đó là điều tối kỵ của Vũ Công tộc chúng ta.

2) Con trai, con gái phải chọn lựa lứa đôi. Được tự do tìm hiểu, được cha me hai bên đồng tình, không ép buộc bán gả vì danh vọng địa vị tiền tài.

3) Phải có cuộc sống tự lập, có nghê nghiệp ổn định để xây dựng ra đình riêng.

4) Trong cuộc sống phải biết kính trên nhường dưới. Hết lòng giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống, biết thờ phụng cha mẹ, tổ tiên. Lấy thuận vợ, thuận chồng làm nền tảng của gia đình.

IV.QUAN HỆ GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH:

Tam Đại, Tứ đại đồng đường đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đó là gia đình hạnh phúc. Muốn được như vậy phải:

1) Làm con hiếu, làm dâu hiền rể thảo, làm cháu phải kính trọng ông bà, là ông bà phải là tấm gương sáng soi cho con cháu, và phải dậy con cháu đời sau biết được gia phong, những tấm gương sáng, những gì mà dòng họ, cha ông ta đã góp cho nước Việt Nam để con cháu lấy đó mà noi theo.

2) Lấy “Thập âm phụ mẫu” làm nội dung trong mối quan hệ đối với ông bà cha me.

3) Là con cháu luôn suy nghĩ đã làm được gì để báo đáp thâm ân. Đã làm việc dù nhỏ nhất cũng không làm cho cha mẹ buồn khổ.

4) Làm ông bà, cha mẹ, phải lấy tấm gương nhân hậu , lòng vị tha để con cháu noi theo.

5) Phải luôn kính trọng các cụ lớn tuổi và người đứng đầu tộc họ. Khi có vấn đề quan trọng trong họ cần phải quyết định thì sau khi họp bàn lắng nghe các ý kiến,  người Trưởng họ- người vai trên sẽ có tiếng nói quan trọng quyết định.

V.MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VỚI GIA TỘC

1) Gia tộc Vũ Công là những người trong dòng tộc Vũ Công có cùng một huyết thống từ đời này qua đời khác, có thể sống trong một làng, một huyện, một tỉnh, trong phạm vi cả nước hay nước ngoài.

2) Trong tộc ước này chủ yếu nói về quan hệ gia đình với cả dòng tộc Vũ Công có nhiều chi nhánh. Mỗi chi cần xây dựng nhiều truyền thống như: hiếu học, nghề Thầy, nghề Thuốc, nghề gia truyền… Con cháu từng gia đình phải noi gương, kế thừa xứng đáng truyền thống Chi mình.

3) Là con cháu của dòng tộc phải có trách nhiệm chung lo cho mọi việc trong các ngày xuân thu lễ hội, cúng chạp... trong các việc tang hiếu.

4) Mọi sự bất hoà nên dàn xếp trong dòng họ thấm tình máu mủ, ruột rà, lấy truyền thống nhân nghĩa mà giải quyết việc bất hoà.

5) Phải luôn xây dựng một gia đình lành mạnh, văn hoá coi đó là nền tảng vững chắc cho dòng tộc. Trong công việc đối với tộc họ mọi người trong gia đình bất kể ai cũng phải có trách nhiệm đóng góp, phải dạy cho con cháu biết được trách nhiệm với dòng họ là quan trọng trên gia đình.

VI. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC TỘC HỌ KHÁC:

Từ các làng xã, cho tới các quốc gia, dòng tộc Vũ Công làm ăn, sinh sống cùng với nhiều dòng tộc khác từ đó nảy nở các mối quan hệ công việc, giao lưu tình cảm, giao lưu văn hoá giữa các thế hệ thanh niên trong các tộc họ mà mình hình thành nhân duyên.
Nhiều đời, đã dựng vợ gả chồng giữa nam, nữ thanh nhiên các tộc họ với nhau. Từ đó hình thành mối quan hệ Nội-Ngoại. Ở đâu cũng là bà con, phía nào cũng là anh em, tạo cho tình làng, nghĩa xóm, cho quan hệ dòng tộc họ Vũ Công với các dòng tộc khác thành mối quan hệ thân thiện.
 Khi có những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra, phải giải quyết trên cơ sở đoàn kết thân tình anh em và tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của Nhà Nước.

VII. CÁC VIỆC LỄ - NGHĨA:

1) Lễ hội: Tộc họ Vũ Công bao đời đều có lễ hội đó là một trong những nét đẹp truyền thống hoá của dòng tộc mang đậm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

2) Thọ tang (lễ ma):
Đó là việc hiếu, đó là nỗi đau buồn thương tiếc cho nên mọi việc đều theo tinh thần mà tổ chức tang lễ theo nghi thức của gia phong, quy định của địa phương. Ở với ông bà cha mẹ suốt cả cuộc đời, xung quanh có họ hàng, làng xóm có hiếu đến đâu mọi người đều biết, không có đám tang to, tang nhỏ mà chỉ có đám tang “Báo đáp thâm sâu, tình làng nghĩa xóm”.

3) Giỗ kỵ:
Ông bà cha mẹ: Mục đích giỗ kỵ là để tưởng nhớ công ơn ông bà cha mẹ - Ôn lại cuộc đời ân đức, nhắc nhở con cháu noi gương, đó là “Phúc đức lưu tử tôn”. Dù có khả năng nhiều hay ít cũng không nên tổ chức quá tốn kém mà cốt là ở lòng thành kính.
4) Cưới hỏi:
Một đời chỉ có một lần. Đây là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời đôi vợ chồng trẻ, đây là việc hỷ nên cần phải thanh lịch- tiết kiệm. Đó là phương châm của lễ tân hôn cho mọi gia đình, không nên “ăn một giờ ba năm trả nợ”. Hạnh phúc lứa đôi gắn liền với trách nhiệm “dâu hiền rể thảo” đối với gia đình dòng họ.

5) Tân gia:
Ông cha ta có kinh nghiệm dựng vợ gả chồng thì cho ra riêng, đó là điều hoàn toàn đúng thúc vì nó thúc đẩy tự lập cho con cái. Tân gia là cái mốc quan trọng của cuộc đời, dù cha mẹ hai bên có tạo bao nhiêu thuận lợi vẫn phải lấy sức lực cả vợ lẫn chồng tạo nên tân gia mới quý trọng, mới bền vững.

Những quy định riêng:
+ Hàng năm, Hội đồng gia tộc nhóm họp và dựa vào Quy ước này để đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những sai trái, lệch lạc để các thành viên trong họ tộc rút kinh nghiệm tốt hơn.

+ Quy ước này đã được thông qua trước toàn thể thành viên trong họ tộc, được mọi người tán thành và thống nhát đưa vào nội dung của gia phả để con cháu căn cứ để thực hiện.

+ Quy ước này sẽ được cập nhật, bổ sung hoặc thay đổi một phần nào đó tuỳ theo tình hình thực tế và điều kiện của họ tộc

(Trang này có dùng tài liệu tham khảo nội dung của một số họ tộc khác. Xin chân thành cảm ơn Quý Tộc).

Dòng tộc Vũ Công thông qua và thống nhất với nội dung Tộc Ước trên.

Trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét